So sánh Aptomat và Contactor để phân biệt sử dụng tốt nhất

  • TIN TỨC
  • 24-05-2021

SO SÁNH APTOMAT VÀ CONTACTOR ĐỂ PHÂN BIỆT SỬ DỤNG TỐT NHẤT

 

Có thể nói trên thị trường hiện tại có rất nhiều thiết bị được làm ra nhằm mục đích đưa vào sử dụng trong ngành công nghiệp. Chính điều này mà nhiều nhà sản xuất đã tạo ra thiết bị Aptomat và Contactor. Bài viết này hôm nay Công ty Nghĩa Đạt mang hai thiết bị này so sánh với nhau có điểm gì giống và khác nhau như thế nào để mà bạn có sự lựa chọn đưa vào ứng dụng riêng của hệ thống nhà cửa, khu công nghiệp một cách tốt nhất.

Aptomat là gì?

Khái niệm Aptomat

Aptomat có tên gọi khác là CB, với tên tiếng Anh đầy đủ đó là Circuit Breaker. Thiết bị này có khả năng đóng ngắt tự động rất tốt, đã vậy có chức năng rất ưu việt đó là bảo vệ sự quá tải điện và ngắn mạch trong cùng một hệ thống điện vô cùng hiệu quả. Aptomat có rất nhiều loại được chia ra theo công suất, cách thức hoạt động thậm chí tên gọi cũng hoàn toàn khác mặc dù có đôi phần chung chức năng với Aptomat.

Cấu tạo Aptomat

Cấu tạo của Aptomat cũng khá đơn giản thông qua bộ phận nguồn, bộ phận tải cùng cuộn dây bảo vệ dòng và cuối cùng là lò xo. Nhờ có cấu tạo thế này cùng các bộ phận luôn hỗ trợ nhau giúp cho Aptomat phát huy được hết các tính năng của mình giúp cho bạn sử dụng thiết bị dễ dàng hơn trong chính công việc của mình.

Đặc điểm cấu tạo của aptomat

Đặc điểm cấu tạo của Aptomat

Nguyên lý hoạt động Aptomat

Cách thức hoạt động của Aptomat không mấy phức tạp bởi bạn cho dòng điện chính đi vào bộ nguồn sau đó các tiếp điểm sẽ tiếp nhận nhất là khi thiết bị hoạt động lò xo đẩy mạnh làm cho cuộn dây bảo vệ dòng phải luôn hỗ trợ tốt nhất giúp cho Aptomat ngăn cản sự quá tải khi phát hiện có sự cố rất nhanh chóng.

Contactor là gì?

Khái niệm Contactor

Contactor là một thiết bị điện giúp cho việc chuyển đổi mạch điện mau chóng mà vô cùng an toàn đối với người sử dụng. Thiết bị này có độ bền cao, dễ dàng trong việc lắp đặt nên Contactor luôn có mặt ở hệ thống điện công nghiệp rất nhiều.

Cấu tạo Contactor

Cấu tạo chính của Contactor gồm có nguồn điều khiển, lò xo, cuộn cảm, nam châm điện, lõi thép, mạch động lực, tiếp điểm động và tiếp điểm tỉnh. Thông qua các bộ phận này giúp cho Contactor có thể hoạt động một cách ổn định nhất giúp ích cho công việc của người sử dụng một cách hiệu quả.

Đặc điểm cấu tạo contactor

Đặc điểm cấu tạo Contactor

Nguyên lý hoạt động Contactor

Contactor hoạt động dựa vào nguồn điều khiển bởi cho dòng điện đi vào, sau đó dòng điện sang tiếp điểm động làm cho các bộ phận khác bắt đầu hoạt động theo. Nhờ dòng điện đã chọn lọc nên tiếp điểm động nhanh chóng đưa dòng điện sang mạch động lực, các mạch động lực sản sinh thêm từ trường và làm cho lõi thép cùng lò xo, cuộn cảm và nam châm điện hoạt động liên tục cùng một lúc giúp cho Contactor có thể dựa vào các bộ phận này chuyển đổi mạch điện tốt nhất mà không gây ảnh hưởng gì đến người sử dụng.

Sự giống nhau giữa Aptomat và Contactor

Aptomat và Contactor nhìn vào hai thiế bị này cũng có đôi phần giống nhau mà giống nhất ở việc hoạt động mau chóng cùng có các tính năng nổi trội giúp ích cho nền công nghiệp rất lớn. Ngoài ra hai thiết bị này thường dùng để đóng ngắt và chuyển đổi mạch nhanh chóng nhưng Contactor dùng mạch để điều khiển còn Aptomat thì không.

Sự khác nhau giữa Aptomat và Contactor

Sự khác nhau rõ rệt của Aptomat và Contactor:

Aptomat: Thiết bị này có tên gọi khác là cầu dao tự động (CB). Aptomat thông thường dùng để bảo vệ sự cố ngắn mạch hay quá tải điện, sụt áp. Không chỉ thế mà thiết bị này đóng cắt mạch điện 1 pha hay 3 pha một cách hoàn hảo và Aptomat không chỉ có một loại mà có rất nhiều loại khác nhau như là MCB, RCCB, RCBO,… và nhờ nhiều loại Aptomat thế này giúp cho người dùng chọn lựa dễ dàng hơn.

Contactor: Thiết bị này là thiết bị đòng cắt giữ nhiệm vụ quan trọng đó là đóng mở nguồn điện cho các động cơ hoạt động ổn định nhất. Thiết bị này chịu được dòng lớn và mạng hạ áp, đã vậy cấu tạo chắc chắn bởi có cuộn hút cùng các tiếp điểm giúp điều khiển từ xa dễ dàng. Việc đóng cắt của Contactor đa phần dựa vào nam châm điện, ngày nay với sự cải thiện thiết bị này từ chính các nhà sản xuất nên tần số đóng cắt của Contactor đạt đến 1800 lần/ 1 giờ.

=> Nói chung, bài viết này cho bạn hiểu hơn về Aptomat và Contactor thông qua việc so sánh này, cũng nhờ yếu tố so sánh trong bài viết mà bạn dễ dàng chọn lựa hơn giúp cho việc đưa hai thiết bị này vào lắp đặt tốt nhất cho chính công việc của bạn. Thế nên bạn chỉ cần tìm đến công ty uy tín với tên tuổi rõ ràng cùng việc đưa ra chính sách thích hợp, sản phẩm đạt chất lượng cao như công ty Nghĩa Đạt chắc chắn bạn lắp đặt sử dụng sẽ thấy vô cùng an tâm.

 

Liên hệ mua ngay thiết bị điện:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP NGHĨA ĐẠT

Địa chỉ: 41F/5A Đường Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Hotline: (028) 668 21 468

0913 98 08 48 (Mr.Vũ)

0931 11 55 18 (Ms. My)

0931 77 88 71 (Ms. Trang)

0931 77 88 30 (Ms. Dung)

0937 88 41 45 (Ms. Ngân)

Prev

Rơ le nhiệt LS có tốt không

Next

Kinh nghiệm chọn Contactor Schneider